Bài số 3: Lo Lắng về sự phát triển của con? Đừng Chờ!
Nhiều cảm xúc xuất hiện ở các bậc cha mẹ nhận thấy rằng con họ đang cư xử khác với những đứa trẻ khác. Một số bậc cha mẹ trở nên lo lắng rằng sự khác biệt là do một điều gi đó họ đã làm. Một số lo lắng rằng những đứa trẻ khác sẽ không muốn chơi với con mình, hoặc các bậc cha mẹ khác sẽ loại trừ gia đình của họ khỏi các hoạt động xã hội. Những cảm xúc này đôi khi khiến cha mẹ phải chờ đợi để nêu lên những lo lắng của họ với bác sĩ chăm sóc chính.
Đối với nhiều người trong cộng đồng người Việt, thời gian và ngôn ngữ cũng góp phần trì hoãn việc cha mẹ tìm kiếm sự giúp đỡ. Các bậc cha mẹ bận rộn làm việc nhiều giờ có thể trì hoãn việc nói chuyện với bác sĩ về mối quan tâm của họ, hy vọng đứa trẻ sẽ lớn lên sẽ hết các vấn đề này. Các gia đình song ngữ có thể cho rằng việc chậm nói của con là do sử dụng hai ngôn ngữ ở nhà hoặc việc học ngôn ngữ từ TV. Chẩn đoán sớm sự khác biệt là rất quan trọng và việc trị liệu có thể giúp trẻ bắt kịp và sẵn sàng để đi học mẫu giáo.
LeVinh Tran, người điều hướng bệnh nhân tại HopeCentral Pediatrics and Behavioral Health, khuyến khích các gia đình Việt Nam nêu lên mối quan tâm với bác sĩ hoặc với giáo viên của họ ở trường. “Nếu cần người thông dịch để giúp quý vị bày tỏ mối quan tâm của mình, hãy yêu cầu một thông dịch viên,” cô ấy thúc giục. Đừng chỉ chờ đợi đứa trẻ lớn lên rồi vượt qua, hoặc nghe lời khuyên của người khác rằng việc chậm nói sẽ tự trở nên tốt hơn. Yêu cầu được đánh giá bởi một chuyên gia, như nhà trị liệu ngôn ngữ nếu đứa trẻ không nói chuyện.” Bác sĩ Thanh Kirkpatrick, bác sĩ nhi khoa kiêm giám đốc VFAAB, lặp lại sự khích lệ này. "Nếu con bạn bị bệnh, cha mẹ đừng ngần ngại yêu cầu giúp đỡ hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa. Nó cũng tương tự cho sự những chậm trễ về phát triển. Có những liệu pháp giúp trẻ em vượt qua sự chậm trễ, và không có gì xấu hổ khi yêu cầu giúp đỡ.”
Minh (không phải tên thật) và vợ đã đến bác sĩ nhi khoa để được giúp đỡ khi đứa con 4 tuổi của anh bị đuổi khỏi trường mầm non. "Khi con trai tôi lên hai, nó thích xếp xe hơi hoặc đồ vật xung quanh nó thành hàng trong nhiều giờ. Cậu bé bực bội mỗi khi chúng tôi đi một con đường khác đến Costco. Thật khó để cậu bé chấp nhận bất kỳ thay đổi nào [trong các sinh hoạt hằng ngày]. Chúng tôi nhận thấy những điều này, nhưng không lo lắng vào thời điểm đó vì cậu bé tương tác với chúng tôi, thể hiện tình cảm và làm những gì chúng tôi yêu cầu cậu bé làm. Chúng tôi không biết nhiều về Tự Kỷ." Con trai anh được đánh giá và bắt đầu tham gia trường mầm non về phát triển và âm ngữ trị liệu, và đã cải thiện. Khi em trai của cậu bé lên hai, cha mẹ anh nhận thấy các triệu chứng tương tự và yêu cầu đánh giá ngay lập tức và đăng ký vào một chương trình trị liệu Sau Sinh đến Lên Ba (Birth to Three).
Cha mẹ có thể tìm đến một số nguồn lực công cộng để tìm hiểu về sự phát triển của trẻ. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (cdc.gov/milestonetracker) khuyến khích các gia đình "Tìm hiểu các dấu hiệu, Hành động sớm" bằng cách sử dụng các tài nguyên miễn phí trên trang web của họ. Bạn có thể tải xuống một ứng dụng theo dõi cột mốc miễn phí về điện thoại của mình (cdc.gov/milestonetracker), nhưng không may, tài nguyên này chưa bằng tiếng Việt. VROOM, một ứng dụng và tài nguyên web khác, cung cấp các bài tập xây dựng não bộ để cha mẹ và trẻ em làm cùng nhau, áp dụng khoa học não bộ vào cuộc sống hàng ngày. Từ khi sinh ra đến ba tuổi, não phát triển nhanh chóng, tạo ra hàng ngàn kết nối mới. Đối với một số trẻ em, một quá trình học tập bị đình trệ trong giai đoạn này. Các liệu pháp can thiệp sớm tận dụng khả năng tái kết nối cao của bộ não ở trẻ mới biết đi, và cung cấp cách thức có cấu trúc để trẻ học kỹ năng theo một cách khác. Việc chờ đợi để bắt đầu điều trị cho đến khi một đứa trẻ lớn hơn bỏ lỡ cửa sổ cơ hội tự nhiên này và có thể ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kỹ năng mới khác. Tuy nhiên, tin tốt lành là bộ não con người vẫn giữ được khả năng học hỏi và phát triển trong suốt cuộc đời. Ngay cả các liệu pháp bắt đầu sau 4 tuổi cũng có thể cải thiện các trải nghiệm và sự thành công của trẻ ở trường.
Các liệu pháp sớm đặc biệt quan trọng đối với trẻ Tự Kỷ. Trẻ tự kỷ thường có một tập hợp các chậm trễ về phát triển. Khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội ảnh hưởng đến cách chúng tương tác và giao tiếp với người khác. Chúng thường có khó khăn trong việc đọc điệu bộ nét mặt, sử dụng và diễn giải cử chỉ, giao tiếp bằng mắt và trò chuyện hai chiều. Một số trẻ cũng bị chậm nói, sử dụng rất ít từ. Trẻ tự kỷ có thể chậm trễ trong việc huấn luyện đi vệ sinh, chậm trễ trong việc học cách tự ăn hoặc mặc quần áo, kén chọn trong ăn uống và có nhiều khó khăn về giấc ngủ. Chúng cũng có thể gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát cảm xúc bản thân và có thể phản ứng theo những cách đáng ngạc nhiên đối với các tình huống thông thường. Điều này có thể dẫn đến các sự việc ở nơi công cộng khiến cha mẹ chúng cảm thấy xấu hổ.
Các phương pháp trị liệu khác nhau có thể giúp các tình huống này. Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng (ABA) là một liệu pháp nền tảng cho trẻ Tự Kỷ, giúp trẻ xây dựng các kỹ năng cơ bản để định hướng cuộc sống hàng ngày của chúng. Các nhà trị liệu ngôn ngữ giúp trẻ sử dụng các hình thức giao tiếp thay thế, như hình ảnh hoặc những ứng dụng trên máy tính khi trẻ khó biểu hiện bằng lời nói. Các nhà hoạt động trị liệu giúp trẻ em làm việc trên các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, như ăn uống và đi vệ sinh, cũng như học cách điều chỉnh phản ứng cảm xúc. Trường mầm non về phát triển cung cấp một môi trường học tập phong phú cho trẻ em bị chậm phát triển, kết hợp các nguyên tắc trị liệu vào giảng dạy trong lớp học.
Các liệu pháp đòi hỏi sự tham gia của cha mẹ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đôi khi lên tới 20 giờ một tuần. Trách nhiệm làm cha mẹ, giáo viên và nhà trị liệu cùng một lúc có thể khiến nhiều phụ huynh cảm thấy nặng nề. Việc tham dự các buổi trị liệu thường đòi hỏi cha mẹ phải làm việc ít hơn, gây áp lực tài chính cho gia đình. Cha mẹ cho biết cảm thấy bị cô lập, cô đơn. Các hành vi khó khăn của một đứa trẻ có thể ngăn cha mẹ tham dự các buổi lễ thờ phượng, hoặc các buổi tụ họp xã hội. Nhiều phụ huynh đã trải qua các hành vi leo thang trong thời gian đại dịch, vì nhịp điệu quan trọng của trường học và trị liệu cho con cái họ đã bị gián đoạn sâu sắc. Minh khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đi trên con đường khó khăn này: "Hãy lạc quan, đăng ký các chương trình Birth to Three, ABA, DDA và các nguồn lực sẵn có khác để hỗ trợ con cái chúng ta. Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc và cũng hãy chăm sóc bản thân."
Quý vị có thể làm gì? Chúng tôi hy vọng những bài viết này sẽ giúp kích thích cộng đồng quan tâm đến các gia đình của trẻ em bị chậm phát triển với lòng trắc ẩn và sự tôn trọng sâu sắc. Sự hỗ trợ cộng đồng và không phán xét có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn cho các gia đình trong cuộc sống hàng ngày của họ. Từ một bàn tay giúp đỡ trong cửa hàng tạp hóa đến sự kiên nhẫn khi đối mặt với cơn giận dữ không lường trước được, tất cả đều giúp làm cho cộng đồng của chúng ta trở thành một nơi chào đón và chấp nhận hơn cho các gia đình trẻ em bị chậm phát triển.
Tuần tới: Câu chuyện của một gia đình