Bài số 5: Gặp gỡ đội ngũ
Tháng Tư là Tháng Nâng Cao Nhận Thức Về Chứng Tự Kỷ Quốc Gia. Bốn bài báo về tự kỷ đã được xuất bản, được cung cấp cho quý vị bởi VFAAB (Vietnamese Family Autism Awareness Board-Ban Nhận Thức Về Tự Kỷ Của Gia Đình Việt Nam) và HopeCentral Pediatrics and Behavioral Health (HopeCentral) và được tài trợ bởi Best Starts for Kids Quận King. HopeCentral tin rằng khái niệm sức khỏe vượt xa ngoài những bức tường phòng khám của chúng tôi, và bằng cách đầu tư vào công việc cộng đồng thông qua chiến dịch Nâng Cao Nhận Thức Về Chứng Tự Kỷ của VFAAB, chúng tôi mong muốn xây dựng một cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau. VFAAB là một nhóm cộng tác gồm các gia đình có trẻ em mắc chứng ASD/DD (Rối Loạn Phổ Tự Kỷ/Chậm Phát Triển), các chuyên gia phục vụ những trẻ em của các gia đình này, và các thành viên cộng đồng có quan tâm. VFAAB tìm cách giảm sự kỳ thị liên quan đến chẩn đoán bằng cách nâng cao nhận thức về ASD/DD theo những cách phù hợp về mặt ngôn ngữ và văn hóa. VFAAB tạo ra một không gian hòa nhập, ấm áp, và thân thiện, nơi cha mẹ và con cái của họ có thể kết nối với các bậc cha mẹ và nhân viên y tế khác trong cộng đồng, giảm kỳ thị bằng cách tăng cường hiểu biết tường tận hơn về trải nghiệm sống của các gia đình có trẻ em trong phổ tự kỷ.
Trong cộng đồng người Việt, Tự Kỷ thường là một vấn đề bị che giấu. Các bậc phụ huynh Việt Nam thường giấu trẻ tự kỷ trong nhà vì những hành vi khó gần và cách nói khác thường của trẻ. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng trẻ Tự Kỷ có những điểm mạnh đặc biệt và có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng và xã hội. Thông qua những bài báo này, chúng tôi hy vọng cộng đồng người Việt Nam tại Quận King sẽ cùng hành động để mang đến sự chấp nhận và hỗ trợ đáng khích lệ hơn cho các gia đình có con mắc rối loạn phổ tự kỷ.
Chúng tôi muốn giới thiệu đội ngũ VFAAB:
Bác sỹ Thanh Kirkpatrick, M.D., M.P.H., Bác Sĩ Nhi Khoa, Giám đốc VFAAB
Bác sỹ Thanh Kirkpatrick, MD, MPH, đến Hoa Kỳ tị nạn từ Việt Nam. Cô tốt nghiệp trường Pomona College với văn bằng về Nhân Chủng Học và nhận bằng Bác sỹ Y Khoa tại University of Vermont và bằng Thạc Sĩ về Y Tế Công Cộng lãnh vực Quản Lý Y Tế tại trường Đại Học Loma Linda. Cô đã hoàn thành chương trình bác sỹ nội trú nhi khoa của mình tại Children’s Hospital of Philadelphia. Cô hiện đảm nhận vai trò giám đốc Ban Cố Vấn Gia Đình Việt Nam về Tự Kỷ giúp các gia đình kết nối với các dịch vụ hỗ trợ và điều trị trên toàn hệ thống chăm sóc. Cô được bổ nhiệm vào Hội Đồng Người Khuyết Tật Về Phát Triển Bang Washington vào năm 2017 và hiện là thành viên hội đồng. Bác sĩ Kirkpatrick là bác sĩ nhi khoa tại HopeCentral Pediatrics and Behavioral Health, một phòng khám được Washington Healthcare Authority chỉ định là một Trung Tâm Xuất Sắc về Tự Kỷ (Autism Center of Excellent) để cung cấp một loạt các dịch vụ cho các gia đình có trẻ em trong Phổ Tự Kỷ. Cô cung cấp dịch vụ chăm sóc nhi khoa cho cộng đồng đa dạng về ngôn ngữ và kinh tế xung quanh phòng khám ở Đông Nam Seattle. Bác sĩ Kirkpatrick có niềm đam mê trong việc giáo dục cộng đồng Việt Nam về chứng tự kỷ và chậm phát triển và phục vụ các bệnh nhân nhập cư.
LeVinh Tran, Người Điều Hướng Bệnh Nhân
LeVinh Tran có sáu năm kinh nghiệm làm việc với các gia đình Việt Nam có trẻ em khuyết tật. LeVinh có thể hỗ trợ và chăm sóc các gia đình trong việc định hướng và xác định các mô hình chăm sóc ngắn hạn và dài hạn tốt nhất cho con cái của họ. Một số nguồn lực mà cô có thể cung cấp hỗ trợ là: tìm kiếm các nhà cung cấp Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng (ABA) và điều hướng các danh sách chờ, lên lịch hẹn với các chuyên gia và nhà trị liệu cũng như hỗ trợ trong việc nộp hồ sơ cho Quản Lý Khuyết Tật Phát Triển (Developmental Disabilities Administration- DDA), nộp hồ sơ cho Ben’s Fund, và những hỗ tợ từ Chương trình Giáo dục Cá nhân (IEP). LeVinh dẫn đầu một nhóm hỗ trợ gia đình Việt Nam, nhóm họp qua mạng vào ngày thứ Tư thứ ba hàng tháng từ 4:00 - 5:30 chiều dành cho các bậc cha mẹ có con từ sơ sinh đến 6 tuổi. Trọng tâm của nhóm này là giáo dục cha mẹ về chứng tự kỷ và các dịch vụ có sẵn để giúp mang lại kết quả tốt hơn. Nếu quý vị là một gia đình Việt Nam có con nhỏ mắc chứng tự kỷ và muốn tham gia nhóm, vui lòng gửi email cho Tammy Dang theo địa chỉ tdang@hopecentralhealth.org.
Nhóm hỗ trợ phụ huynh Việt Nam cho trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi
Ngày thứ Tư tuần thứ 3 của tháng
Gặp trên Google Meet
Thời gian: 4: 00-5:30 PM
Tammy Dang, Người Quản Lý Chương Trình
Tammy Dang có kinh nghiệm làm việc cho Quận King với tư cách là một người Quản Lý Các Ca Bệnh trong bộ phận Người Cao Tuổi và Khuyết Tật. Tammy Dang thông thạo tiếng Việt và tiếng Anh. Cô tận tâm với việc đánh giá nhu cầu của các gia đình có trẻ em mắc chứng tự kỷ trong cộng đồng Việt Nam và tìm cách hỗ trợ và kết nối họ với các nguồn lực hữu ích. Tammy dẫn đầu nhóm hỗ trợ gia đình chung của VFAAB, nhóm họp hàng tháng vào Thứ Tư tuần thứ 4 của tháng từ 4:00-5:30 chiều. Những buổi gặp gỡ này dành cho các gia đình Việt Nam có con có những mặc chậm về phát triển nhằm xây dựng cộng đồng, tìm hiểu về chứng tự kỷ và các dịch vụ sẵn có, và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đã học được. Nếu quý vị muốn tham gia nhóm hỗ trợ phụ huynh, vui lòng gửi email cho Tammy Dang theo địa chỉ tdang@hopecentralhealth.org.
Nhóm hỗ trợ chung dành cho phụ huynh Việt Nam
Ngày thứ Tư tuần thứ 4 hàng tháng
Gặp trên Google Meet
Thời gian: 4:00-5:30 PM
Ngoài ra, quý vị có thể gọi cho Tammy Dang sử dụng số điện thoại sức khỏe cộng đồng có hộp thư thoại theo số 206-455-9848.
Bác sỹ Patricia Scott, M.D., Bác sỹ Nhi khoa, Giám đốc HopeCentral Community Health
Bác sỹ Patricia Scott đam mê xây dựng và hỗ trợ một môi trường mang tính hỗ trợ mà trong đó trẻ em phát triển tốt. Trong thời gian học đại học, việc tiếp xúc với triết lý phát triển cộng đồng của Tiến Sỹ John Perkins đã khơi dậy niềm đam mê sâu sắc của cô đối với sự công bằng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và thúc đẩy Patricia theo đuổi ngành y. Bác sỹ Scott theo học trường Đại Học Stanford và sau đó nhận bằng y khoa của Georgetown University. Cô đã hoàn thành chương trình nội trú nhi khoa ở University of California, San Francisco. Sau khi tìm hiểu về nhu cầu y tế của những trẻ em bị không được nhận các dịch vụ chăm sóc, cô đã cùng với những người khác thành lập HopeCentral Pediatrics và đã cống hiến sự nghiệp của mình cho sức khỏe và phúc lợi của trẻ em và các gia đình ở Đông Nam Seattle. Cô dành thời gian rảnh cùng với chồng là John (bác sĩ chuyên khoa Bệnh Truyền Nhiễm tại University of Washington) và ba con của cô.
Chúng tôi hy vọng loạt bài viết về chứng Tự Kỷ này sẽ khuyến khích các gia đình Việt Nam trao đổi với bác sĩ về các mối lo ngại về phát triển, tìm kiếm đánh giá về chứng tự kỷ nếu cần, và đăng ký tham gia các chương trình can thiệp sớm tối thiết yếu nhằm cải thiện kết quả phục hồi chức năng ở trẻ tự kỷ. Chúng tôi cũng hy vọng những bài báo này sẽ giúp khơi dậy trong cộng đồng sự quan tâm đến các gia đình có trẻ em chậm phát triển với lòng nhân ái và sự tôn trọng sâu sắc. Nếu bạn bỏ lỡ bất kỳ bài báo nào khi chúng được xuất bản, bạn có thể tìm thấy chúng tại www.VFAAB.org.